Tin tức Quy trình bảo trì tủ điện động lực

I. Tại sao cần bảo trì tủ điện ?

- Tủ điện là thiết bị điện quan trọng, được ứng dụng trong nhiều hoạt động của đời sống. Tủ điện không chỉ cách ly người dùng khỏi các thiết bị có chứa điện. Mà còn là không gian chứa, bảo vệ những thiết bị quan trọng bên trong tủ điện. Như tụ bù, cầu chì, cầu dao, chuyển mạch, các đầu mối điện, thiết bị đóng/cắt, thiết bị điều khiển…

- Trong quá trình sử dụng, tủ điện có thể gặp phải nhiều trục trặc. Như giảm sút tuổi thọ, hỏng các thiết bị bên trong tủ điện hay vận hành không êm ái, không đạt hiệu suất hoạt động như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do chất lượng của tủ điện và do cách vận hành, bảo dưỡng thiếu khoa học của người sử dụng.

- Như vậy, bảo trì hay bảo dưỡng tủ điện công nghiệp là vô cùng cần thiết. Thực hiện quy trình này sẽ giúp thiết bị tránh được những hỏng hóc, sự cố lớn. Qua đó giúp tiết kiệm tối đa chi phí tu sửa cho người dùng. Không những vậy, bảo trì tủ điện đúng cách còn là phương pháp giúp tăng tuổi thọ thiết bị…

 

Kiểm tra bảo dưỡng tủ điện công nghiệp định kì

II. Sự cố hỏng tủ điện do những nguyên nhân nào?

- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các sự cố hỏng tủ điện, nhờ vào quan sát và kiểm tra tình trạng chiếu đèn của tủ bên kĩ thuật có thể dự đoán được mức độ hư hỏng của tủ. Có một số nguyên nhân dưới đây:

1. Sự cố rò rỉ điện, hở điện

- Nguyên nhân của sự cố này có thể do các thiết bị nguồn lâu ngày bị hư hỏng, không được thay thế và bảo dưỡng thường xuyên. 

- Đối với trường hợp rò rỉ điện, quý khách cần ngắt nguồn điện trước khi tiến hành sửa chữa, rút bỏ dây điện ra cẩn thận, kiểm tra mạch điện và các sơ đồ đấu nối, bịt kín các mạch bị hở bằng thiết bị chuyên dụng.

2. Sự cố nhiễu điện từ EMI

- Sự cố nhiễu điện từ, quý khách cần quan sát hệ thống đấu nối của dây khi được dẫn vào tủ điện. Hệ thống dây điện đấu nối được bố trí quá khít nhau sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng gia tăng nhiệt độ, gây ra tình trạng nhiễu điện từ.

- Biện pháp khắc phục là cần bố trí mạch công suất điện ra xa khỏi hệ thống, cần giữ khoảng cách giữa dân dẫn điện và mạch điện.

- Nếu tủ điện có không gian hạn chế, quý khách cần đảm bảo hai loại dây dẫn và dây điều khiển đi qua góc bên phải của tủ để tránh sự tác động của EMI 

- Ngoài ra còn kể đến những nguyên nhân sau khiến tủ điện gặp sự cố khi vận hành:

+ Thiết bị trong tủ điện bị chập, nóng hệ thống

+ Nguồn điện không ổn định hoặc do điện áp quá cao hay do quá thấp

+ Trạm biến áp bị quá tải

+ Rơ le, cầu chi và bộ cảm biến hoạt động không ổn định

- Phát hiện ra các sự cố khi vận hành tủ điện và khắc phục kịp thời sẽ giúp quý khách đảm bảo sự an toàn trong lao động, bảo vệ được thiết bị và không làm gián đoạn quá trình truyền tải điện của tủ.

 

Nguyên nhân tủ điện công nghiệp bị hư hỏng

II. Hướng dẫn quy trình bảo trì tủ điện đúng cách hiệu quả

- Dựa vào những chia sẻ về nguyên nhân và các sự cố có thể xảy ra, chắc hẳn bạn đã rõ về tầm quan trọng của việc bảo trì tủ điện công nghiệp rồi. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện bảo dưỡng thiết bị:

1. Kiểm tra sơ toàn bộ nguồn điện

- Trước khi sửa chữa bảo dưỡng bất kỳ bộ phận nào của tủ điện, kỹ thuật viên cần đảm bảo yếu tố an toàn tính mạng lên hàng đầu. Việc kiểm tra sơ bộ sẽ thực hiện như sau:

- Đầu tiên, kiểm tra toàn bộ hệ thống điện như: dây dẫn, các mạch đầu nối,… Đồng thời kiểm tra ngày sửa chữa, bảo trì gần nhất các lỗi đã gặp.

- Tiến hành kiểm tra điện có bị hở, hỏng bằng mắt thường và bút thử điện.

- Để kiểm tra tủ điện có bị lộ điện hay không bằng cách sử dụng thiết bị đo dòng rò.

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống tiếp đất, nối đất,… có đấu nối đảm bảo hay không.

- Nhiều trường hợp, tủ điện công nghiệp gặp sự cố do các thiết bị điện bị oxi hoá, ẩm ướt gây ra nguy cơ rò điện. Vì vậy, bạn cần kiểm tra cách điện của có thiết bị như: biến áp, điện trở nhiệt, động cơ,…

2. Tiến hành hiệu chỉnh,sữa chửa và bảo trì tụ điện 

- Trong quá trình bảo quản và sửa chữa tủ điện công nghiệp, kỹ thuật viên cần thực hiện các bước như sau:

+ Thứ nhất :  kiểm tra kiểm tra rơle điều khiển và bảo vệ

- Đầu tiên trong quá trình bảo dưỡng thiết bị cần quan sát thứ tự từ bên ngoài đến cặp chì, vỏ, kính. Với các cặp chì của nhà chế tạo có thể chứng minh hiệu chỉnh của nhà sản xuất ra nó đảm bảo không bị sai lệch khi mở nắp cần chú ý chất lượng của các đệm bảo vệ ngăn bụi vào rơ le tủ điện công nghiệp.

- Tiếp đó, tiến hành quan sát bên trong và kiểm tra chất lượng các mối hàn và các vít đã được lắp đặt chặt chưa. Tiếp tục quan sát các momen lò xo và sửa chữa các chỗ vênh của lò xo.

- Kiểm tra hoạt động làm việc của các bộ phân hiệu chính trong đồng hồ đo lường. Trong quá trình kiểm tra cần quan sát từng phần tử riêng biệt của rơle và thiết bị tủ điện công nghiệp. Để đo điện trở cách điện các phần dẫn điện so với vỏ, giữa các mạch riêng biệt bằng megomet kế. Cuối cùng là giai đoạn hiệu chỉnh: Cần điều chỉnh rơle đảm bảo điều kiện chuyển mạch của các tiếp điểm của thiết bị. Điều kiện làm việc đúng nhất là: Role sẽ tác động khi vào cuộn dây hay điện áp có trị số xác định (rơle, trung gian, thời gian ,dòng điện,…)

+ Thứ hai: Kiểm tra khí cụ điện đặt trong tủ điện công nghiệp hạ áp và làm sạch Aptomat

- Thông thường các Aptomat hoạt động liên tục trong 1 khoảng thời gian dài. Vì vậy, cần tiến bảo dưỡng bằng những cách sau:

- Kiểm tra, xiết bằng cole (tránh bằng kìm vặn) và làm sạch các bulông của các đường dây dẫn điện đến các sứ.

- Kiểm tra toàn bộ các bộ phận truyền động và áp lực lò xo.

- Làm sạch bảng mạch điều khiển, mạch tín hiệu hay mạch tự động.

- Đồng thời, thử đóng aptomat bằng mạch tự động hoặc nút bấm điều khiển ở một khoảng cách nhất định.

- Với các chi tiết không mang điện, sử dụng giẻ tẩm xăng và giẻ khô làm sạch toàn bộ bụi bẩn và tạp chất khác. Ngoài ra, kỹ thuật viên phải thực hiện các yêu cầu khác như thay thế các bộ phận bị hư hỏng.

- Tiến hành đo, kiểm tra điện trở các cuộn dây duy trì,cuộn dây đóng và mở (nếu có).

 

Trong quá trình bảo dưỡng thiết bị cần đảm bảo an toàn thiết bị và an toàn tính mạng

3. Tiến hành thay thế những bộ phận cần thiết 

- Tiến hành thay thế các bộ phận cần thiết cần thực hiện các việc như:

- Cân bằng giữa các hệ thống pha trong dòng điện 3 pha.

- Tiến hành thay thế các đoạn dây điện kém chất lượng do ảnh hưởng từ côn trùng phá hoại, đầu nối không đúng, bị oxi trong quá trình sử dụng.

- Thay thế và chỉnh sửa lại các thiết bị điện ở từng khu vực

4. Kiểm tra hệ thống điện sau khi tiến hành bảo trì tủ điện 

- Sau khi hoàn thành sau quá trình bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật viên có trách nhiệm đặt đồng hồ đo điện kiểm tra điện áp của các pha. Vị trí đặt đồng hồ ở điện áp xoay chiều. Tiến hành đo điện áp của các pha và kiểm tra rơ le. Sau đó, tiến hành xong thì đóng tủ và tích vào bảng bảo dưỡng định kỳ: ghi chú các vấn đề phát hiện và các vị trí thay thế thiết bị. Cuối cùng, Chạy thử tủ điều khiển, khắc phục các lỗi còn vướng mắc.

 

Công Ty Cổ Phần Bảo Trì FIXX24H

Địa chỉ: 735 Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

 Mã số thuế: 0315615896

 Email: quyennguyen@fixx24h.vn

 Hotline: 0967 687 665

 Website:  Fixx24h.com

 

Các Tin Liên Quan
Zalo Zalo:0967 687 665 Zalo
Hotline:0967 687 665
Send SMS SMS:0967 687 665 >Nhắn tin Facebook Nhắn tin Facebook